Upselling Là Gì, Sự Khác Nhau Giữa Cross-Selling? Xem Ngay!

Tìm hiểu ngay Upselling là gì để bán hàng tốt hơn, nâng cao doanh số hiệu quả

Upselling là gì, sự khác nhau giữa Cross-Selling như thế nào? Hai thuật ngữ này đã khiến cho rất nhiều người mơ hồ, chưa biết cách phân biệt. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về điều này hãy đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm.

Phân biệt Cross-Selling và Upselling là gì? 

Upselling là gì hay Cross-Selling (Bán Chéo) đã trở thành hai thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn. Muốn phân biệt được chúng bạn cần đi sâu tìm hiểu cũng như phân tích từng khái niệm. Cụ thể như sau:

Upselling là gì?

Upselling được biết đến là thủ thuật bán hàng giúp người dùng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ cao cấp. Đồng thời, giá tiền sẽ thường cao hơn so với lựa chọn ban đầu của họ. Hiện tại các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng cách này để nâng cao doanh thu, tối đa hoá lợi nhuận.

Tìm hiểu ngay Upselling là gì để bán hàng tốt hơn, nâng cao doanh số hiệu quả
Tìm hiểu ngay Upselling là gì để bán hàng tốt hơn, nâng cao doanh số hiệu quả

Hiểu được Upselling là gì bạn sẽ biết cách giới thiệu đến khách hàng một cách khéo léo. Hơn hết, người nghe không cảm thấy khó chịu và sẵn sàng “rút ví” ngay sau đó.

Hiện nay, Upselling có thể áp dụng cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Điển hình như các sản phẩm đồ ăn nhanh, thiết bị công nghệ, ứng dụng xem phim trực tuyến,…

Cross-Selling là gì?

Cross-Selling cũng chính là một trong những khái niệm chuyên dùng trong kinh doanh. Khi đó, khách hàng sẽ được khuyến khích mua thêm sản phẩm phụ. Thủ thuật này thường ứng dụng trong việc bán lẻ điện thoại như mua Smartphone giới thiệu thêm sạc dự phòng, ốp lưng,…

Cross-Selling là hình thức khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm phụ
Cross-Selling là hình thức khuyến khích khách hàng mua thêm sản phẩm phụ

Hay nói cách khác, hình thức này giống kiểu “bán bia kèm lạc”. Nhờ đó, khách hàng cảm thấy bản thân thực sự cần sử dụng các sản phẩm đi kèm đó. 

Phân biệt giữa Cross-Selling và Upselling

Ngay cả khi đã biết Cross-Selling và Upselling là gì và vẫn có nhiều người lầm tưởng hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn khác nhau với bản chất như sau:

Cross-Selling và Upselling có sự khác biệt về bản chất
Cross-Selling và Upselling có sự khác biệt về bản chất
  • Cross-Selling: Hướng người mua dùng các sản phẩm phụ đi kèm với sản phẩm chính. Tất cả thường mang tính bổ trợ, bạn có thể mua chúng riêng lẻ, độc lập
  • Upselling là gì: Kích thích khách hàng lựa chọn phiên bản cao cấp, giá thành cao hơn cùng một loại sản phẩm.

Mặc dù khái niệm Cross-Selling và Upselling là gì có sự khác nhau. Tuy nhiên, cả hai hình thức bán hàng này đều nhằm mục đích tăng doanh số cũng như tối ưu hoá lợi nhuận.

Vai trò của Cross-Selling và Upselling

Vai trò của Cross-Selling và Upselling là gì? Để hiểu thêm về điều này bạn nên đọc ngay những phân tích chi tiết dưới đây:

Giúp xây dựng mối quan hệ tốt đối với khách hàng

Khi áp dụng Cross-Selling và Upselling trong việc bán hàng sẽ tạo dựng mối quan hệ tốt với người tiêu dùng. Bởi việc này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn khiến khách hàng có thêm trải nghiệm tốt hơn.

Khách hàng cảm thấy hài lòng hơn khi được tận hưởng dịch vụ từ Cross-Selling và Upselling
Khách hàng cảm thấy hài lòng hơn khi được tận hưởng dịch vụ từ Cross-Selling và Upselling

Rõ ràng, khi khách hàng sử dụng gói sản phẩm cao cấp sẽ nhận lại nhiều tính năng hơn. Từ đó, chắc chắn người tiêu dùng luôn cảm thấy hài lòng và muốn được phục vụ vào lần sau.

Dễ bán các sản phẩm theo gói

Cross-Selling và Upselling thực chất là việc giới thiệu nhiều sản phẩm cùng lúc thay vì riêng lẻ. Lúc này, khách hàng sẽ thấy có sự liên quan và bổ trợ với nhau. Khi nhận thấy sự cần thiết họ sẽ không ngại để “rút ví”.

Cross-Selling và Upselling giúp doanh nghiệp dễ dàng bán các sản phẩm theo gói
Cross-Selling và Upselling giúp doanh nghiệp dễ dàng bán các sản phẩm theo gói

Mặt khác, một số doanh nghiệp hiểu Upselling là gì và đã áp dụng nhuần nhuyễn trong bán hàng. Các công ty đã sử dụng thủ thuật cung cấp combo rẻ tiền hơn so với việc mua lẻ từng món. Nhờ đó, kích thích hành vi mua sắm của người tiêu dùng, doanh thu tăng lên đáng kể.

Hiệu quả với khách hàng quen thuộc và mới

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các khách hàng cũ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua con số ấn tượng từ 60 đến 70%.

Cross-Selling và Upselling là hình thức bán hàng hiệu quả đối với khách hàng quen 
Cross-Selling và Upselling là hình thức bán hàng hiệu quả đối với khách hàng quen

Lý do ở đây chính là người tiêu dùng khi thực sự tin tưởng họ không ngại bỏ tiền. Đồng thời, hành động đó cũng giúp họ có được trải nghiệm tối ưu hơn. Đặc biệt, hình thức này cũng giúp nhiều khách hàng mới quay trở lại sử dụng dịch vụ nhiều lần.

Không những vậy, bạn đừng quên chau chuốt cho các chính sách hậu mãi. Làm tốt việc này bạn sẽ mang tới sự hài lòng cho khách hàng tại bất cứ thời điểm nào.

Áp dụng Cross-Selling và Upselling như thế nào trong kinh doanh?

Hiểu được Cross-Selling và Upselling là gì và áp dụng như thế nào cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Chỉ cần áp dụng ngay những kinh nghiệm hay dưới đây bạn sẽ nhận lại hiệu quả thiết thực:

Cần áp dụng linh hoạt giữa Cross-Selling và Upselling là gì trong kinh doanh
Cần áp dụng linh hoạt giữa Cross-Selling và Upselling là gì trong kinh doanh
  • Trước khi bán hàng bạn hãy gợi ý đến khách sản phẩm ở các vị trí dễ tiếp cận. Điển hình như Sidebar, phần góc phải màn hình hoặc ngay bên dưới.
  • Trong khi bán hàng bạn nên hiểu thị các pop-up tại vị trí khách hàng thanh toán. Bên cạnh đó, các trang giỏ hàng, trang check-out cũng rất đáng để bạn lưu tâm.
  • Sau khi bán hàng bạn cần thường xuyên gửi Email gợi ý. Điều này sẽ giúp tiếp thị nhẹ nhàng, tăng khả năng khách hàng lựa chọn mua ở những lần sau.

Đặc biệt, trong quá trình bán hàng bạn nên giữ thái độ nhã nhặn, đừng thúc ép họ. Việc thường xuyên bắn các pop-up dễ khiến cho người dùng cảm thấy phiền phức. Tệ hơn họ sẽ sẵn sàng dừng toàn bộ hoạt động mua sắm lại khiến mọi cố gắng đổ bể.

Tốt hơn hết, bạn nên chọn đúng thời điểm, nghiên cứu kỹ lưỡng hành vi mua sắm và thói quen của khách hàng. Qua đó, bạn sẽ biết cách đẩy thông báo Cross-Selling và Upselling hợp lý. Ngoài ra, bạn đừng quên lựa chọn đúng sản phẩm người tiêu dùng đang quan tâm để tăng hành động chốt đơn.

Chúng tôi tin rằng bạn đã không còn thắc mắc Upselling là gì sau khi đọc xong bài viết trên đây. Trong thị trường tài chính luôn có nhiều thuật ngữ khó hiểu như danh tính số, bạc 925,… Nếu độc giả muốn giải đáp hoặc tìm hiểu thêm về các thuật ngữ này hãy nhanh chóng kết nối tới chuyên trang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *